KHỞI NGHIỆP VỚI DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY
♦️DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÌNH – TƯ VẤN TẬN NƠI♦️
✳✳TRỌN GÓI CHỈ 💲1.850.000đ💲BAO GỒM:
➡️ Đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế
➡️ Khắc con dấu tròn và công bố mẫu dấu
➡️ Đăng bố cáo thành lập lên cổng thông tin quốc gia
➡️ Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu với chi cục thuế
📞📞 LIÊN HỆ NGAY HÔM NAY: 0787778066 (Mr TÚ)
Comment TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI sẽ có chuyên viên gọi tư vấn cụ thể.
================================
DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NGÔ TRẦN
Tru sở: 83 Phan Văn Hân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, HCM
☎️☎️☎️ 0918691322 – 0787778066
- Published in Bố cáo
Bộ Tài chính công bố giảm phí, lệ phí đối với nhiều lĩnh vực
Khách du lịch trong nước và nước ngoài tham quan quần thể khu du lịch Tam Chúc huyện Kim Bảng. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
Bộ Tài chính ban hành Thông tư giảm phí, lệ phí từ 20-50% đối với một số lĩnh vực xây dựng, du lịch, tài nguyên nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Ngày 5/5, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 34, 35 và 36/TT-BTC, với việc giảm phí, lệ phí từ 20-50% đối với một số lĩnh vực xây dựng, du lịch, tài nguyên nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Theo quy định tại Thông tư số 34/TT-BTC về mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12, một số phí trong lĩnh vực này đều được giảm 50% so với quy định hiện hành.
Cụ thể, lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC); phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC); phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng (quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 210/2016/TT-BTC) đều nộp bằng 50% so với quy định hiện hành.
Tại Thông tư số 35/TT-BTC về mức thu, nộp phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12, một số loại Giấy phép kinh doanh sẽ được giảm tới 50% phí so với quy định hiện hành. Cụ thể, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp phí bằng 50% mức thu phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018.
Theo quy định tại Thông tư số 36/TT-BTC về mức thu, nộp phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan Trung ương thực hiện và phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12, một số phí trong lĩnh vực tài nguyên nước sẽ được giảm 20%, phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn sẽ được giảm 30% so với quy định hiện hành.
Cụ thể, đối với phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan Trung ương thực hiện sẽ nộp phí bằng 80% mức phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 270/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.
Đối với phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn sẽ nộp phí bằng 70% mức quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 197/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016.
Tất cả các Thông tư trên đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12. Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 5/5/2020./.
- Published in Tin tức
TP. Hồ Chí Minh: Thu hồi 1.119 tỷ đồng của doanh nghiệp vi phạm thuế
Theo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, lũy kế 4 tháng đầu năm, qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn, đơn vị đã phát hiện nhiều sai phạm và đã ra quyết định thu hồi 1.119 tỷ đồng về cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Trong đó, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra tại cơ quan thuế 8.988 hồ sơ khai thuế, với số thuế yêu cầu kê khai bổ sung và ấn định 6,6 tỷ đồng. Các hồ sơ vi phạm gồm: 53 hồ sơ phải khai bổ sung, 216 hồ sơ phải ấn định thuế và 3.381 hồ sơ vi phạm đề xuất kiểm tra tại DN.
Song song rà soát hồ sơ, cơ quan thuế cũng tổ chức kiểm tra tại DN 4.878 lượt, phát hiện nhiều sai phạm với số thuế truy thu, phạt và truy hoàn 533,6 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) 159,2 tỷ đồng, giảm lỗ 7.701,1 tỷ đồng. Đơn vị cũng từ chối hoàn thuế 46,6 tỷ đồng, đã thu nộp NSNN 307,9 tỷ đồng.
Như vậy, qua công tác kiểm tra, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu các DN phải kê khai bổ sung, truy thu, phạt và truy hoàn là 540,2 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 159,5 tỷ đồng, giảm lỗ 7.704 tỷ đồng.
Về công tác thanh tra, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện 234 cuộc thanh tra, với số thuế truy thu và phạt 579 tỷ đồng, tăng 34,5% về số lượng hồ sơ và tăng 113% về số thuế truy thu, phạt, truy hoàn so với cùng kỳ năm 2019; số giảm khấu trừ thuế GTGT 36 tỷ đồng, số giảm lỗ 729 tỷ đồng.
Tính chung 4 tháng đầu năm, các cơ quan thuế của TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra DN theo kế hoạch đề ra từ đầu năm được tổng cộng 5.112 DN, phát hiện nhiều vi phạm về thuế và đã ra quyết định thu hồi tiền về cho NSNN với số thuế truy thu, phạt, truy hoàn là 1.119 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 196 tỷ đồng, giảm lỗ 8.433 tỷ đồng./.
Đỗ Doãn
Thoibaotaichinh
- Published in Tin tức
Bộ trưởng Bộ Tài chính: 10 giải pháp tài chính hỗ trợ người dân và DN
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ và DN lần thứ 4 diễn ra vào sáng nay (9/5), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, để thực hiện mục tiêu kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hỗ trợ DN, người dân phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện 10 giải pháp tài khoá quan trọng.
Đã ban hành 8 thông tư miễn giảm phí, lệ phí
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua Bộ Tài chính đã quyết liệt thực hiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách tài khoá hỗ trợ người dân và DN.
Cụ thể, đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Kết quả, đến nay đã có 90.192 DN được gia hạn với tổng số tiền được gia hạn là 26.261 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ rà soát để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đã ban hành các văn bản miễn, giảm thuế, phí, lệ phí. Trong đó, miễn lệ phí môn bài với nhiều đối tượng; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất và một số mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19; giảm sâu nhiều khoản phí, lệ phí như lệ phí đăng ký DN; phí công bố thông tin DN; phí thẩm định cấp lại giấy phép hoạt động bưu chính.
Cùng với đó, giảm giá và miễn hoàn toàn không thu phí với một số dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán.
Bộ Tài chính đã đôn đốc các bộ ngành đề xuất miễn giảm phí, lệ phí lệ phí. Hiện nay đã ban hành 8 thông tư và 11 thông tư sẽ ban hành vào đầu tuần tới. Đầu tháng 5, Bộ Tài chính đã tích hợp thêm 93 thủ tục hành chính thuế lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để hỗ trợ người nộp thuế khai thuế mọi lúc mọi nơi và đảm bảo công khai minh bạch các thủ tục về thuế.
Theo người đứng đầu Bộ Tài chính, thời gian tới sụt giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách, bội chi ngân sách và nợ công năm 2020. Theo đó, thu ngân sách giảm lớn chịu tác động bởi 4 yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn mục tiêu; giá dầu thô giảm sâu; điều chỉnh chính sách thu để tháo gõ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tiến độ sắp xếp, cổ phần hoá DN chậm so với kế hoạch. Trong khi đó, chi ngân sách phải thực sự tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết; đồng thời phải tăng chi cho các hoạt động phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, nhưng vẫn phải đáp ứng đủ nguồn lực cho chi đầu tư phát triển góp phần duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Tiếp tục đề xuất miễn, giảm nhiều loại thuế, phí
Để thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Thủ tướng, thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện 10 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, tiếp tục bám sát các nội dung về thuế đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sớm được ban hành và tổ chức triển khai thực hiện tốt ngay sau khi được ban hành. Đó là các chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với DN nhỏ và siêu nhỏ; tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN; tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025.
Thứ hai, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ sửa Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó đề xuất giảm thuế 24 nhóm mặt hàng; miễn thuế toàn bộ nguyên liệu, linh kiện, vật tư để sản xuất các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ôtô; để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra các quy định tại dự thảo đã tháo gỡ kịp thời khó khăn cho DN hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản…
Thứ ba, sớm trình Chính phủ việc giảm tiền thuê đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh bị ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí để giảm chi phí cho DN, người dân.
Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đã ban hành để DN, người dân nhanh chóng được hưởng hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi nhất. Đồng thời tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế, nghiên cứu, rà soát đánh giá tổng thể để đề xuất giải pháp về thuế, phí và lệ phí phù hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thứ sáu, giảm tiền chậm nộp đối với các DN sản xuất, trực tiếp nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định bị cơ quan hải quan ấn định thuế GTGT.
Thứ bảy, xem xét thực hiện gia hạn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; chấp nhận C/O sử dụng chữ ký, con dấu điện tử hoặc bản chụp/bản scan C/O để nộp cơ quan hải quan để tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các DN xuất nhập khẩu.
Thứ tám, nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Thứ chín, phối hợp sát sao với các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.
Thứ mười, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho người dân, DN.
Thuý Nga
TCT
- Published in Tin tức
Chống trốn thuế, cần sự phối hợp của ngân hàng
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức tín dụng (TCTD), thì khó có thể ngăn chặn được tình trạng trốn thuế đối với thu nhập từ mạng Internet.
Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định, TCTD có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế, nhưng trên thực tế, quy định này ít được thực hiện, vì thế rất khó ngăn chặn được tình trạng tổ chức, cá nhân có thu nhập trên mạng xã hội trốn thuế?
Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định, TCTD phải cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản cho cơ quan thuế, nhưng Luật Các TCTD năm 2010 lại quy định, TCTD phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng. Căn cứ vào quy định này, TCTD không cung cấp thông tin về khách hàng, khiến cơ quan thuế không có cách gì tiếp cận được.
Ngày càng có nhiều người có thu nhập rất cao trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Google…, do không có thông tin, nên cơ quan thuế phải “mò mẫm” đi tìm những đối tượng trốn thuế này.
Phải khẳng định, cách quản lý thuế từ thu nhập trên Internet như hiện nay là không hiệu quả. Muốn quản lý được, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các TCTD.
Nhưng giữ bí mật tuyệt đối cho khách hàng là trách nhiệm của nhà băng, thưa bà?
Các nhà băng Thụy Sỹ nổi tiếng thế giới về việc giữ bí mật thông tin khách hàng, không một tổ chức, cá nhân, cơ quan nào có thể yêu cầu ngân hàng Thụy Sỹ cung cấp thông tin về bất cứ khách hàng nào của họ. Nhưng đó là trước kia, còn bây giờ, các nhà băng Thụy Sỹ vẫn bảo vệ bí mật thông tin về khách hàng, nhưng trong nhiều trường hợp, nhà băng Thụy Sỹ không được quyền giữ bí mật thông tin về khách hàng cho riêng mình, mà phải chia sẻ với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan chức năng phát hiện khoản tiền gửi, tiền chuyển khoản qua ngân hàng có liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, buôn lậu…
Các TCTD Việt Nam cũng có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng, nhưng khi cơ quan thuế phát hiện ra hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, thì không chỉ có quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan, mà còn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó có TCTD, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện pháp luật về thuế. Quy định này đã được luật hóa trong Luật Quản lý thuế năm 2019.
Nếu lấy lý do bảo vệ bí mật thông tin của khách hàng, TCTD vẫn không cung cấp thông tin cho cơ quan thuế thì sao?
Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế, như cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất; thương mại; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập… Trong đó, TCTD có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thuế. TCTD không cung cấp thông tin, nếu cơ quan thuế phát hiện ra hành vi trốn thuế, thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền của TCTD thông tin trực tiếp theo đúng thời gian, địa điểm do cơ quan thuế yêu cầu. Nếu người có trách nhiệm của TCTD vẫn không hợp tác sẽ vi phạm pháp luật về tội trốn thuế và bị xử phạt, thậm chí có thể bị truy tố về tội bao che người nộp thuế để trốn thuế.
Trước đây, do không quy định chặt chẽ, nên tổ chức, cá nhân, trong đó có TCTD, không hợp tác với cơ quan thuế, nhưng kể từ ngày 1/7/2020, khi Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực, tôi nghĩ, không ai dại gì mà che giấu thông tin của người nộp thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Mỗi ngân hàng có hàng triệu tài khoản, vậy làm sao biết được khách hàng nào có hành vi trốn thuế. Do đó, cơ quan thuế vẫn phải “mò mẫm” đi tìm tổ chức, cá nhân có thu nhập để truy thu thuế, thưa bà?
Với công nghệ hiện nay, ngân hàng hoàn toàn có thể phát hiện ra tài khoản nào đó tự nhiên có nguồn tiền rất lớn chuyển vào và biết rất rõ nguồn tiền đó từ đâu chuyển đến. Ngân hàng cũng hoàn toàn nắm được những tài khoản có giao dịch liên tục, tài khoản này chắc chắn là của tổ chức, cá nhân đang bán hàng thông qua Google, Youtube, Facebook…
Phát hiện ra những giao dịch bất thường, ngân hàng báo cho cơ quan thuế. Có được thông tin, cơ quan thuế tiến hành xác minh đối tượng có thu nhập, nếu họ đã khai thuế, nộp thuế đầy đủ hoặc bán hàng qua mạng xã hội có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thôi, còn nếu chưa thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ tiến hành truy thu, phạt tiền chậm nộp, xử phạt hành chính về thuế, cưỡng chế thuế. Như vậy, cơ quan thuế không còn “đơn thương, độc mã” trong việc chống gian lận thuế, trốn thuế.
Muốn yêu cầu TCTD chủ động thông báo thông tin cho cơ quan thuế, theo tôi, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phải ban hành quy chế phối hợp cung cấp thông tin.
Cũng có người nói, để trốn thuế thì chỉ việc mở tài khoản tại nhiều ngân hàng, nhờ người khác đứng tên tài khoản tại nhiều ngân hàng. Tôi xin nói ngay rằng, với công nghệ hiện nay, ngân hàng sẽ phát hiện được ngay tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại nhiều ngân hàng, vì khi mở tài khoản, cá nhân phải khai báo chứng minh nhân dân/căn cước công dân, còn tổ chức phải khai báo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Published in Tin tức
Đối thoại với doanh nghiệp châu Âu về cải cách thủ tục hành chính
Ngày 12/12 tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng và Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) tổ chức hội nghị đối thoại cấp cao về cải thiện môi trường đầu tư và thương mại Việt Nam.
Tại hội nghị, đại diện 16 tiểu ban ngành nghề thuộc Eurocham đã trình bày những quan ngại của cộng đồng DN châu Âu. Đối với lĩnh vực thuế, các tiểu ban đã trao đổi những vấn đề liên quan đến hoàn thuế GTGT, sự nhất quán trong quy định pháp luật về thuế TNCN và thuế TNDN, đề xuất thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.
Cùng với đó, hội nghị đã thảo luận 3 vấn đề chính bao gồm những thách thức về tiếp cận thị trường đối với hàng hoá và đầu tư vào Việt Nam; lưu hành sản phẩm trên thị trường; quy trình cấp phép.
Cuộc đối thoại này là hoạt động mới nhất trong chuỗi hoạt động giữa Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng và Eurocham.
- Published in Tin tức
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế: Khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ thực hiện theo năm
Việc thực hiện khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được thực hiện theo năm. Trường hợp tổ chức khai thuế lần đầu, phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh thuế phải nộp. Thời gian nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên năm dương lịch.
Theo dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế sửa đổi do Bộ Tài chính xây dựng, người nộp thuế khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được thực hiện theo năm.
Đối với tổ chức khai lần đầu, phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh. Hàng năm tổ chức nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu tiên năm dương lịch.
Với trường tổ chức khai bổ sung, người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày phát sinh sự thay đổi. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế được áp dụng đối với: Trường hợp thay đổi về người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; có phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp; phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.
Đối với hộ gia đình, cá nhân kê khai lần đầu, theo hướng dẫn, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện kê khai và nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Hàng năm hộ gia đình, cá nhân không phải kê khai lại nếu không có sự thay đổi về người nộp thuế và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp.
Trường hợp cá nhân kê khai bổ sung, người nộp thuế phải khai bổ sung chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày phát sinh sự thay đổi. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế được áp dụng đối với: Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế); phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.
Về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế, tổ chức nộp hồ sơ khai thuế sử dụng phi nông nghiệp đến cơ quan thuế nơi có đất chịu thuế, hoặc đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đất theo cơ chế một cửa liên thông. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ khai thuế sử dụng phi nông nghiệp đến chi cục thuế nơi có đất chịu thuế hoặc đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đất theo cơ chế một cửa liên thông.
Hồ sơ khai thuế lần đầu bao gồm: Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dùng cho tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân đối với từng thửa đất chịu thuế; bản sao các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất); bản sao các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có).
Hồ sơ khai bổ sung gồm: Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dùng cho cá nhân, hộ gia đình hoặc cho tổ chức đối từng thửa đất chịu thuế; bản chụp các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế./.
- Published in Tin tức
Nhiều hiệp định thương mại đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế
Ngày 12/12, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về việc cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo, ông Hà Duy Tùng- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, dù thực hiện theo hiệp định thương mại thế hệ mới hay cũ, thì cắt giảm thuế vẫn là vấn đề cốt lõi và nhận được sự quan tâm cao nhất của bên tham gia đàm phán, cũng như của DN các nước. Cho đến cuối 2019, Việt Nam đã và đang đàm phán 20 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đang được thực thi như ASEAN, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Ấn Độ, Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam- Hàn Quốc… Để thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan với những FTA này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 12 nghị định về các biểu thuế ưu đãi cho đối tác. Trong số này, có nhiều hiệp định đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế. Như vậy lộ trình xóa bỏ thuế trong các hiệp định đó cơ bản đã hoàn thành. Riêng với Hiệp định thương mai đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP còn có đặc thù là ngoài nội dung cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu như các hiệp định khác, thì còn có cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu.
Cũng theo ông Tùng, riêng trong năm 2019, có 4 hiệp định (trừ CPTPP) giữa Việt Nam với các nước đã được ký kết, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Hiệp định thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam – CuBa, và bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia. Cụ thể, Hiệp định EVFTA (dự kiến trình Quốc hội và Nghị viện EU để tiến hành thủ tục phê chuẩn để có hiệu lực thực thi trong nửa đầu năm 2020), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Với hiệp định này, sau 10 năm sẽ có khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU được xóa bỏ. Trong đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu với hàng hóa xuất sang EU với lộ trình lên đến 15 năm, trừ những mặt hàng được duy trì thuế xuất khẩu tập trung vào một số nhóm hàng quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc).
Đối với AHKFTA, hiện Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ký ban hành Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện cho giai đoạn 2019-2022. Mức thuế suất AHKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại AHKFTA. Về tổng thể, Biểu thuế AHKFTA theo Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN năm 2017 (AHTN 2017) giai đoạn 2019 – 2022 gồm 10.856 dòng thuế, trong đó có 10.775 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 81 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong biểu thuế ban hành được áp dụng cho 4 giai đoạn theo từng năm, từ năm 2019 – 2022. Sau khi có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ khoảng 72% số dòng thuế. Tương tự, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2019-2022 gồm 563 dòng thuế. Lộ trình cắt giảm thuế quanđược áp dụng cho 4 giai đoạn. Trong khi đó, hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2019-2020 có hiệu lực từ 26/2/2019 có 32 mã hàng (thuốc lá, lúa gạo, thịt, gia cầm, chanh…) được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại sao thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết tại các FTA, nhưng tổng thu NSNN hàng năm vẫn tăng? Ông Tùng chia sẻ, thu ngân sách từ thuế xuất khẩu chỉ là một bộ phận trong tổng thu NSNN. Hàng năm, tổng thu NSNN vẫn tăng là do số thu từ nội địa tăng do ngành tài chính không ngừng thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tái cơ cấu ngân sách, mở rộng cơ sở thu.
Liên quan đến tác động đến số thu của ngành hải quan, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) nhấn mạnh, ngành hải quan không chỉ thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà còn được giao nhiệm vụ thu thuế TTĐB đối với hàng hóa đặc biệt, thuế BVMT, thuế GTGT và một số sắc thuế nhập khẩu bổ sung khác như: thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ. Khi cắt giảm thuế quan theo cam kết FTA, thì chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu, các sắc thuế còn lại vẫn thực hiện bình thường theo các quy định hiện hành. Ông Hùng nhấn mạnh, trên thực tế có những mặt hàng nhập khẩu chỉ có một sắc thuế, nhưng cũng có những mặt hàng phải chịu cả 4 sắc thuế là nhập khẩu, GTGT, TTĐB, BVMT. Do vậy, thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định, thực chất là chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu, nên tác động đến số thu của ngành hai quan không đáng kể.
Dẫn chứng số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2018, khi thực hiện các FTA thì thuế nhập khẩu giảm 29.000 tỷ đồng và trong 11 tháng của 2019 con số này là 13.000 tỷ đồng; về tỷ trọng thuế nhập khẩu trong tổng số thu của ngành hải quan cũng giảm dần nếu như 2017 tỷ trọng thuế nhập khẩu trong tổng thu chiếm 21,85%, thì đến năm 2018 giảm còn 17,4% và dự kiến năm 2019 còn 16,7%. Số thu thuế nhập khẩu giảm, nhưng tổng thu của ngành hải quan không giảm, hết tháng 11 đã đạt 320.000 tỷ đồng, dự báo cả năm 2019 là 340.000 tỷ đồng, tăng so với 2018. Như vậy, về giá trị tương đối thì giảm, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng do việc thu thuế xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào kim ngạch xuất nhập khẩu và các biện pháp khác.
- Published in Tin tức