KHỞI NGHIỆP VỚI DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY
♦️DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÌNH – TƯ VẤN TẬN NƠI♦️
✳✳TRỌN GÓI CHỈ 💲1.850.000đ💲BAO GỒM:
➡️ Đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế
➡️ Khắc con dấu tròn và công bố mẫu dấu
➡️ Đăng bố cáo thành lập lên cổng thông tin quốc gia
➡️ Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu với chi cục thuế
📞📞 LIÊN HỆ NGAY HÔM NAY: 0787778066 (Mr TÚ)
Comment TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI sẽ có chuyên viên gọi tư vấn cụ thể.
================================
DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NGÔ TRẦN
Tru sở: 83 Phan Văn Hân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, HCM
☎️☎️☎️ 0918691322 – 0787778066
- Published in Bố cáo
Chống trốn thuế, cần sự phối hợp của ngân hàng
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức tín dụng (TCTD), thì khó có thể ngăn chặn được tình trạng trốn thuế đối với thu nhập từ mạng Internet.
Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định, TCTD có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế, nhưng trên thực tế, quy định này ít được thực hiện, vì thế rất khó ngăn chặn được tình trạng tổ chức, cá nhân có thu nhập trên mạng xã hội trốn thuế?
Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định, TCTD phải cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản cho cơ quan thuế, nhưng Luật Các TCTD năm 2010 lại quy định, TCTD phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng. Căn cứ vào quy định này, TCTD không cung cấp thông tin về khách hàng, khiến cơ quan thuế không có cách gì tiếp cận được.
Ngày càng có nhiều người có thu nhập rất cao trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Google…, do không có thông tin, nên cơ quan thuế phải “mò mẫm” đi tìm những đối tượng trốn thuế này.
Phải khẳng định, cách quản lý thuế từ thu nhập trên Internet như hiện nay là không hiệu quả. Muốn quản lý được, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các TCTD.
Nhưng giữ bí mật tuyệt đối cho khách hàng là trách nhiệm của nhà băng, thưa bà?
Các nhà băng Thụy Sỹ nổi tiếng thế giới về việc giữ bí mật thông tin khách hàng, không một tổ chức, cá nhân, cơ quan nào có thể yêu cầu ngân hàng Thụy Sỹ cung cấp thông tin về bất cứ khách hàng nào của họ. Nhưng đó là trước kia, còn bây giờ, các nhà băng Thụy Sỹ vẫn bảo vệ bí mật thông tin về khách hàng, nhưng trong nhiều trường hợp, nhà băng Thụy Sỹ không được quyền giữ bí mật thông tin về khách hàng cho riêng mình, mà phải chia sẻ với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan chức năng phát hiện khoản tiền gửi, tiền chuyển khoản qua ngân hàng có liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, buôn lậu…
Các TCTD Việt Nam cũng có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng, nhưng khi cơ quan thuế phát hiện ra hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, thì không chỉ có quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan, mà còn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó có TCTD, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện pháp luật về thuế. Quy định này đã được luật hóa trong Luật Quản lý thuế năm 2019.
Nếu lấy lý do bảo vệ bí mật thông tin của khách hàng, TCTD vẫn không cung cấp thông tin cho cơ quan thuế thì sao?
Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế, như cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất; thương mại; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập… Trong đó, TCTD có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thuế. TCTD không cung cấp thông tin, nếu cơ quan thuế phát hiện ra hành vi trốn thuế, thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền của TCTD thông tin trực tiếp theo đúng thời gian, địa điểm do cơ quan thuế yêu cầu. Nếu người có trách nhiệm của TCTD vẫn không hợp tác sẽ vi phạm pháp luật về tội trốn thuế và bị xử phạt, thậm chí có thể bị truy tố về tội bao che người nộp thuế để trốn thuế.
Trước đây, do không quy định chặt chẽ, nên tổ chức, cá nhân, trong đó có TCTD, không hợp tác với cơ quan thuế, nhưng kể từ ngày 1/7/2020, khi Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực, tôi nghĩ, không ai dại gì mà che giấu thông tin của người nộp thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Mỗi ngân hàng có hàng triệu tài khoản, vậy làm sao biết được khách hàng nào có hành vi trốn thuế. Do đó, cơ quan thuế vẫn phải “mò mẫm” đi tìm tổ chức, cá nhân có thu nhập để truy thu thuế, thưa bà?
Với công nghệ hiện nay, ngân hàng hoàn toàn có thể phát hiện ra tài khoản nào đó tự nhiên có nguồn tiền rất lớn chuyển vào và biết rất rõ nguồn tiền đó từ đâu chuyển đến. Ngân hàng cũng hoàn toàn nắm được những tài khoản có giao dịch liên tục, tài khoản này chắc chắn là của tổ chức, cá nhân đang bán hàng thông qua Google, Youtube, Facebook…
Phát hiện ra những giao dịch bất thường, ngân hàng báo cho cơ quan thuế. Có được thông tin, cơ quan thuế tiến hành xác minh đối tượng có thu nhập, nếu họ đã khai thuế, nộp thuế đầy đủ hoặc bán hàng qua mạng xã hội có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thôi, còn nếu chưa thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ tiến hành truy thu, phạt tiền chậm nộp, xử phạt hành chính về thuế, cưỡng chế thuế. Như vậy, cơ quan thuế không còn “đơn thương, độc mã” trong việc chống gian lận thuế, trốn thuế.
Muốn yêu cầu TCTD chủ động thông báo thông tin cho cơ quan thuế, theo tôi, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phải ban hành quy chế phối hợp cung cấp thông tin.
Cũng có người nói, để trốn thuế thì chỉ việc mở tài khoản tại nhiều ngân hàng, nhờ người khác đứng tên tài khoản tại nhiều ngân hàng. Tôi xin nói ngay rằng, với công nghệ hiện nay, ngân hàng sẽ phát hiện được ngay tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại nhiều ngân hàng, vì khi mở tài khoản, cá nhân phải khai báo chứng minh nhân dân/căn cước công dân, còn tổ chức phải khai báo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Published in Tin tức
Đối thoại với doanh nghiệp châu Âu về cải cách thủ tục hành chính
Ngày 12/12 tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng và Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) tổ chức hội nghị đối thoại cấp cao về cải thiện môi trường đầu tư và thương mại Việt Nam.
Tại hội nghị, đại diện 16 tiểu ban ngành nghề thuộc Eurocham đã trình bày những quan ngại của cộng đồng DN châu Âu. Đối với lĩnh vực thuế, các tiểu ban đã trao đổi những vấn đề liên quan đến hoàn thuế GTGT, sự nhất quán trong quy định pháp luật về thuế TNCN và thuế TNDN, đề xuất thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.
Cùng với đó, hội nghị đã thảo luận 3 vấn đề chính bao gồm những thách thức về tiếp cận thị trường đối với hàng hoá và đầu tư vào Việt Nam; lưu hành sản phẩm trên thị trường; quy trình cấp phép.
Cuộc đối thoại này là hoạt động mới nhất trong chuỗi hoạt động giữa Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng và Eurocham.
- Published in Tin tức
Nhiều hiệp định thương mại đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế
Ngày 12/12, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về việc cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo, ông Hà Duy Tùng- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, dù thực hiện theo hiệp định thương mại thế hệ mới hay cũ, thì cắt giảm thuế vẫn là vấn đề cốt lõi và nhận được sự quan tâm cao nhất của bên tham gia đàm phán, cũng như của DN các nước. Cho đến cuối 2019, Việt Nam đã và đang đàm phán 20 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đang được thực thi như ASEAN, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Ấn Độ, Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam- Hàn Quốc… Để thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan với những FTA này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 12 nghị định về các biểu thuế ưu đãi cho đối tác. Trong số này, có nhiều hiệp định đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế. Như vậy lộ trình xóa bỏ thuế trong các hiệp định đó cơ bản đã hoàn thành. Riêng với Hiệp định thương mai đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP còn có đặc thù là ngoài nội dung cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu như các hiệp định khác, thì còn có cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu.
Cũng theo ông Tùng, riêng trong năm 2019, có 4 hiệp định (trừ CPTPP) giữa Việt Nam với các nước đã được ký kết, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Hiệp định thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam – CuBa, và bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia. Cụ thể, Hiệp định EVFTA (dự kiến trình Quốc hội và Nghị viện EU để tiến hành thủ tục phê chuẩn để có hiệu lực thực thi trong nửa đầu năm 2020), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Với hiệp định này, sau 10 năm sẽ có khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU được xóa bỏ. Trong đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu với hàng hóa xuất sang EU với lộ trình lên đến 15 năm, trừ những mặt hàng được duy trì thuế xuất khẩu tập trung vào một số nhóm hàng quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc).
Đối với AHKFTA, hiện Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ký ban hành Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện cho giai đoạn 2019-2022. Mức thuế suất AHKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại AHKFTA. Về tổng thể, Biểu thuế AHKFTA theo Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN năm 2017 (AHTN 2017) giai đoạn 2019 – 2022 gồm 10.856 dòng thuế, trong đó có 10.775 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 81 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong biểu thuế ban hành được áp dụng cho 4 giai đoạn theo từng năm, từ năm 2019 – 2022. Sau khi có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ khoảng 72% số dòng thuế. Tương tự, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2019-2022 gồm 563 dòng thuế. Lộ trình cắt giảm thuế quanđược áp dụng cho 4 giai đoạn. Trong khi đó, hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2019-2020 có hiệu lực từ 26/2/2019 có 32 mã hàng (thuốc lá, lúa gạo, thịt, gia cầm, chanh…) được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại sao thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết tại các FTA, nhưng tổng thu NSNN hàng năm vẫn tăng? Ông Tùng chia sẻ, thu ngân sách từ thuế xuất khẩu chỉ là một bộ phận trong tổng thu NSNN. Hàng năm, tổng thu NSNN vẫn tăng là do số thu từ nội địa tăng do ngành tài chính không ngừng thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tái cơ cấu ngân sách, mở rộng cơ sở thu.
Liên quan đến tác động đến số thu của ngành hải quan, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) nhấn mạnh, ngành hải quan không chỉ thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà còn được giao nhiệm vụ thu thuế TTĐB đối với hàng hóa đặc biệt, thuế BVMT, thuế GTGT và một số sắc thuế nhập khẩu bổ sung khác như: thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ. Khi cắt giảm thuế quan theo cam kết FTA, thì chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu, các sắc thuế còn lại vẫn thực hiện bình thường theo các quy định hiện hành. Ông Hùng nhấn mạnh, trên thực tế có những mặt hàng nhập khẩu chỉ có một sắc thuế, nhưng cũng có những mặt hàng phải chịu cả 4 sắc thuế là nhập khẩu, GTGT, TTĐB, BVMT. Do vậy, thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định, thực chất là chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu, nên tác động đến số thu của ngành hai quan không đáng kể.
Dẫn chứng số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2018, khi thực hiện các FTA thì thuế nhập khẩu giảm 29.000 tỷ đồng và trong 11 tháng của 2019 con số này là 13.000 tỷ đồng; về tỷ trọng thuế nhập khẩu trong tổng số thu của ngành hải quan cũng giảm dần nếu như 2017 tỷ trọng thuế nhập khẩu trong tổng thu chiếm 21,85%, thì đến năm 2018 giảm còn 17,4% và dự kiến năm 2019 còn 16,7%. Số thu thuế nhập khẩu giảm, nhưng tổng thu của ngành hải quan không giảm, hết tháng 11 đã đạt 320.000 tỷ đồng, dự báo cả năm 2019 là 340.000 tỷ đồng, tăng so với 2018. Như vậy, về giá trị tương đối thì giảm, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng do việc thu thuế xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào kim ngạch xuất nhập khẩu và các biện pháp khác.
- Published in Tin tức